Khi áp dụng liệu pháp hương thơm thì thành phần cốt lõi chính là tinh dầu thiên nhiên. Trong số các loại tinh dầu phổ biến, tràm trà và tràm gió rất được nhiều người ưa chuộng. Hai loại tinh dầu này mang đến vô vàn lợi ích cho người sử dụng.
Tràm gió và tràm trà đều có nguồn gốc, thành phần và công dụng khác nhau. Nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn hai loại tinh dầu này. Nature Essential Oil sẽ giúp bạn “giải mã” sự khác biệt giữa tinh dầu tràm trà và tràm gió nhé.
A. TÌM HIỂU VỀ TINH DẦU TRÀM GIÓ
Cajeput Essential Oil – Tinh dầu tràm gió
Tinh dầu tràm gió được chiết xuất từ cây tràm gió (Melaleuca cajuputi). Loài cây này rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung. Nhờ hàm lượng dưỡng chất dồi dào, tinh dầu tràm gió mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tinh dầu tràm gió sở hữu những đặc điểm nổi bật:
- Tên tiếng anh là Cajeput Essential Oil.
- Phương pháp chiết xuất là chưng cất bằng hơi nước.
- Mùi hương thơm ấm, dễ chịu.
- Màu hổ phách.
- Thường được pha trộn với tinh dầu oải hương, bạch đàn, tràm trà hoặc các loại tinh dầu hoa.
Tinh dầu tràm gió gồm những hợp chất:
- Cineol (45 – 60,2%).
- α-Terpineol (5,9 – 12,5%).
- Limonene (4,5 – 8,9%).
- Beta-caryophyllene (3,8 – 7,6%).
Công dụng của tinh dầu tràm gió:
- Kháng khuẩn, kháng nấm và khử mùi giúp thư giãn.
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về hô hấp.
- Làm dầu mát-xa giảm đau nhức xương khớp.
- Điều trị vết côn trùng cắn.
- Kiểm soát dầu nhờn hiệu quả và trị mụn.
- Trị gàu và ngăn chặn nấm ngứa.
>>> Xem thêm: Công dụng tuyệt vời của dầu tràm gió
B. TÌM HIỂU VỀ TINH DẦU TRÀM TRÀ
Tea Tree Essential Oil – Tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá và cành của cây tràm tràgió (Melaleuca alternifolia). Từ lâu, tràm trà đã được tin dùng trong nhiều lĩnh vực từ chăm sóc sức khỏe đến làm đẹp.
Tinh dầu tràm trà sở hữu những đặc điểm nổi bật:
- Tên tiếng anh là Tea Tree Essential Oil.
- Phương pháp chiết xuất là chưng cất bằng hơi nước.
- Mùi hương thảo mộc sạch sẽ, tươi mát và có mùi long não.
- Màu sắc trong suốt.
- Thường được pha trộn với tinh dầu bạc hà, chanh và các loại cam quýt khác.
Tinh dầu tràm trà gồm những hợp chất:
- Terpinen-4-ol (35 – 48%).
- γ-terpinene (14 – 28%).
- α-terpinene (6 – 12%).
Công dụng của tinh dầu tràm trà:
- Tiêu diệt một số vi khuẩn gây hại như: E. coli, S. pneumoniae và H. influenzae.
- Giúp khử mùi hiệu quả và xua đuổi một số loại côn trùng.
- Giảm nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình tạo tế bào mới, giúp vết thương nhanh lành.
- Hạn chế các nốt viêm và tổn thương ngoài da.
- Giảm mụn và các vết thâm để lại do mụn.
- Hỗ trợ các vấn đề về hệ hô hấp
- Làm sạch răng miệng.
- Giảm gàu trên da đầu.
>>> Xem thêm: Cách dùng tinh dầu Tràm Trà trị sẹo lồi cực hay
C. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TINH DẦU TRÀM GIÓ VÀ TRÀM TRÀ
Một số đối tượng phải cẩn trọng khi sử dụng tinh dầu
1. Rửa sạch tay sau khi pha tinh dầu
Tinh dầu có nồng độ cao, có thể gây kích ứng da nếu sử dụng trực tiếp. Sau khi pha tinh dầu lau sàn, bạn nên rửa tay. Điều này giúp hạn chế việc quệt tinh dầu lên mắt gây bỏng, rát.
2. Không để tinh dầu dính vào mắt và niêm mạc
Tinh dầu có thể gây ra kích ứng cho mắt, làm mắt đau rát và không thoải mái. Nếu không được xử lý ngay sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực trong tương lai. Nên bạn hãy cẩn thận khi pha chế tinh dầu lau nhà. Đừng để tinh dầu không may rơi vào mắt.
>>> Xem thêm: Cách xử lý khi tinh dầu rơi vào mắt
3. Kiểm tra dị ứng tinh dầu trước khi sử dụng
Trước khi sử dụng, hãy thử bôi một ít tinh dầu pha loãng lên vùng da bên trong khuỷu tay. Nếu không có dấu hiệu dị ứng, bạn có thể yên tâm sử dụng tinh dầu.
4. Cân nhắc nếu dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc cho con bú
Trường hợp này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng tinh dầu. Vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, thai nhi và phụ nữ đang cho con bú.
5. Ngưng sử dụng nếu kích ứng, khó chịu
Khi dị ứng hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và rửa sạch vùng da tiếp xúc với tinh dầu. Nếu tình trạng kích ứng vẫn không giảm sau 5 phút. Cần đến các trung tâm ý tế để tham khảo ý kiến của bác sĩ về biện pháp khắc phục.
D. CÁCH SỬ DỤNG TINH DẦU TRÀM GIÓ VÀ TRÀM TRÀ
Phương pháp sử dụng tinh dầu tràm gió và tràm trà
Cách 1. Tắm bồn với tinh dầu
- Đổ nước ấm ngập 3/4 bồn tắm.
- Cho 10 đến 15 giọt tinh dầu yêu thích vào bồn.
- Bắt đầu ngâm tắm.
>>> Xem thêm: Xông tinh dầu thiên nhiên để giải cảm như thế nào?
Cách 2. Thấm tinh dầu vào bông gòn hoặc khăn mềm
- Nhỏ vài giọt tinh dầu lên bông gòn hoặc khăn mềm.
- Cho bông gòn hoặc khăn mềm vào túi quần áo hoặc tủ quần áo.
- Mùi hương của tinh dầu sẽ lan tỏa, khử mùi ẩm mốc và lưu giữ hương thơm trên quần áo.
Cách 3. Sử dụng máy khuếch tán tinh dầu
- Cho vài giọt tinh dầu vào máy khuếch tán.
- Bật máy khuếch tán trong phòng chứa quần áo.
- Mùi hương của tinh dầu lan tỏa khắp phòng, khử mùi ẩm mốc, thanh lọc giải cảm và tạo bầu không khí trong lành.
>>> Xem thêm: 3 dụng cụ khuếch tán tinh dầu phổ biến
Cách 4. Lau sàn bằng với tinh dầu
- Trộn đều 1 lít nước và 200ml giấm trắng.
- Thêm vào hỗn hợp trên 10 đến 15 giọt tinh dầu.
- Cho toàn bộ dung dịch trên vào chai xịt rỗng.
- Lắc đều để hỗn hợp hòa tan và được trộn đều.
- Xịt dung dịch lên sàn nhà hoặc cây lau sàn.
- Bắt đầu lau sàn.
>>> Xem thêm: Top 6+ tinh dầu giúp lau sàn hiệu quả
E. PHÂN BIỆT TINH DẦU TRÀM GIÓ VÀ TRÀM TRÀ
TINH DẦU TRÀM GIÓ | TINH DẦU TRÀM TRÀ | |
Tên tiếng anh | Cajeput Essential Oil | Tea Tree Essential Oil |
Màu sắc | trong suốt đến màu vàng nhạt | Màu sắc trong suốt |
Hương thơm | Thơm ấm, dễ chịu | Thảo mộc sạch sẽ, tươi mát và long não |
Thành phần | Cineol (45 – 60,2%)α-Terpineol (5,9 – 12,5%)Limonene (4,5 – 8,9%)Beta-caryophyllene (3,8 – 7,6%) | Terpinen-4-ol (35 – 48%)γ-terpinene (14 – 28%)α-terpinene (6 – 12%) |
Tinh dầu pha trộn | Tinh dầu oải hương, bạch đàn, tràm trà hoặc các loại tinh dầu hoa | Tinh dầu bạc hà, chanh và các loại cam quýt khác |
Ứng dụng | Chăm sóc sức khỏe, giải cảm | Làm đẹp, thanh lọc không khí, khử mùi |
Công dụng | Kháng khuẩn, kháng nấm và khử mùi giúp thư giãn.Hỗ trợ điều trị các vấn đề về hô hấp.Làm dầu mát-xa giảm đau nhức xương khớp.Điều trị vết côn trùng cắn.Kiểm soát dầu nhờn hiệu quả và trị mụn.Trị gàu và ngăn chặn nấm ngứa. | Tiêu diệt một số vi khuẩn gây hại như: E. coli, S. pneumoniae và H. influenzae.Giúp khử mùi hiệu quả và xua đuổi một số loại côn trùngHỗ trợ các vấn đề về hệ hô hấp.Giảm nhiễm trùng, thúc đẩy quá trình tạo tế bào mới, giúp vết thương nhanh lành và hạn chế các nốt viêm và tổn thương ngoài da.Giảm mụn và các vết thâm để lại do mụn.Làm sạch răng miệng.Giảm gàu trên da đầu. |
F. KẾT LUẬN
Nature Essential Oil hy vọng đã giúp bạn có thêm hiểu biết về tinh dầu tràm gió và tràm trà. Bạn hãy thử trải nghiệm tinh dầu tràm gió hoặc tràm trà để tận hưởng những lợi ích tuyệt vời.
Nếu bạn cần tìm kiếm nơi bán tinh dầu thiên nhiên uy tín. Hãy ghé đến trang web của Nature Essential Oil để sở hữu cho mình những lọ tinh dầu thiên nhiên. Các sản phẩm tinh của chúng tôi đảm bảo nguyên chất 100% không độc hại, an toàn và lành tính.
>>> Xem thêm: Top 10+ lợi ích của tinh dầu Phong Lữ
>>> Xem thêm: Tinh dầu cam ngọt và những công dụng bất ngờ
tinh dầu, tinh dầu xông phòng, tinh dầu nguyên chất, tinh dầu thơm phòng, tinh dầu thiên nhiên, tinh dầu nguyên chất, khuếch tán tinh dầu, tinh dầu chất lượng xông tinh dầu, sử dụng tinh dầu, lợi ích của tinh dầu, cửa hàng uy tín, địa chỉ bán hàng uy tín, tiệm nature, nature essential oil, tinh dầu tràm gió, dầu tràm gió, cajeput essential oil, tinh dầu tràm trà, dầu tràm trà, tea tree essential oil, tìm hiểu về tinh dầu tràm gió, tìm hiểu về tinh dầu tràm trà, lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm gió và tràm trà, phân biệt tinh dầu tràm gió và tràm trà, cách sử dụng tinh dầu tràm gió và tràm trà