Thời xưa, ông cha ta thường lựa chọn những hương thơm thực vật như một “liệu pháp hương thơm” để thư giãn thân thể, tinh thần, giúp điều hòa thân nhiệt, chữa bệnh vô cùng hữu hiệu. Để có thể áp dụng phương pháp vào thực tiễn, người xưa phải trải qua quá trình tìm hiểu, chiêm nghiệm. Và đằng sau phương pháp này là ẩn chứa cả nền văn hóa đầy trí tuệ, phản ánh đời sống tao nhã của người xưa.
Ngày nay, có nhiều người tìm đến “liệu pháp hương thơm” như một phương pháp chữa trị những vấn đề về sức khỏe. Vậy bạn có biết liệu pháp hương thơm có nguồn gốc văn hóa như thế nào không? Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về liệu pháp hương thơm nhé.
Liệu pháp hương thơm là gì?
Trên thực tế, liệu pháp hương thơm là phương pháp sử dụng hương thơm từ các loại cây thảo mộc, thực vật thân thảo. Theo văn hóa Trung Quốc, việc sử dụng các loại cây thảo mộc, thực vật thân thảo bắt đầu từ lúc Thần Nông nếm
thử bách thảo. Bấy giờ còn có một cuốn sách “Thần Nông bản thảo kinh” ghi chép lại rất nhiều cách vận dụng thực vật vào đời sống.
Sau đó, đến thời nhà Minh, Lý Thời Trân đã biên soạn “Bản thảo cương mục”, trong đó ghi chép hơn 200 loại dược liệu, hơn 8000 cách điều chế khác nhau. Sách “ Bảo thảo cương mục” cũng ghi chép rất nhiều hương liệu với những cách ứng dụng chúng vào trong dưỡng sinh. Chẳng hạn như trầm hương được ghi chép là “ấm mà không khô, đi mà không tiết… có công dụng phục khí, không có điều hại phá khí…”, tức là trầm hương lúc đốt lên tỏa ra hương thơm có thể điều hòa khí huyết trong cơ thể người, làm cho tính khí trở nên bình hòa, khiến cho người ta rơi vào trạng thái thoải mái, an tĩnh. Ngoài trầm hương, trong sách còn ghi chép rất nhiều loại hương liệu khác như đinh hương, huệ lan, ngải thảo,… Với đa dạng mùi hương như thế, người xưa đã sử dụng hương thơm của thực vật vào nhiều hoàn cảnh khác nhau tạo nên một liệu pháp hương thơm, tĩnh tâm, dưỡng thần vô cùng độc đáo.
Ứng dụng liệu pháp hương thơm vào cuộc sống người xưa
Người xưa đã sử dụng hương thơm của thảo mộc vào cuộc sống thông qua những cách sau:
- Tế tự (Cúng tế)
Huân hương – hương của thảo mộc đốt lên, đầu tiên là được dùng trong cúng tế, xuất phát từ nhiều phong tục văn hóa của Phật gia, Đạo gia. Trong nhiều tư liệu hội họa, chúng ta có thể cảnh người xưa đốt hương để cúng bái Thần minh. Ví dụ như vào tiết khất khảo, mùng 7 tháng 7 trong dân gian, tương truyền vào ngày này, Ngưu Lang và Chức Nữ sẽ gặp nhau, các thiếu nữ xưa sẽ cùng bày bàn án ở dưới ánh trăng, rồi mang lư hương, trái cây, cúng tế dưới trăng. Họ làm như thế để hi vọng Thần Minh giáng phúc để mình trở nên thông minh, khéo léo, giỏi việc may vá, thêu thùa. Ở thời Minh, trong sách “Thiên thu tuyệt diễm đồ”, có một bức tranh miêu tả lại cảnh Thôi Oanh Oanh đốt hương dưới trăng, còn có cảnh Điêu Thuyền đốt hương bái nguyệt,…
Thờ cúng tổ tiên của người Việt
- Phẩm hương
Vì mùi thơm của huân hương vô cùng thuần khiết nên rất tốt cho việc tĩnh tâm dưỡng thần. Chính vì thế, huân chương ngày càng được sử dụng rộng rãi vào đời sống sinh hoạt của người xưa. Cổ nhân khi xưa lúc ngâm thơ, đọc sách, gảy đàn hay tĩnh tọa đều sẽ đốt hương lên. Bạn có thể thấy điều này trong bức họa cổ.
Trong “Thính cầm đồ” của Tống Huy Tông, có thể thấy bên cạnh người đang gảy đàn có đặt một bàn án, trên bàn án có một lư hương. Và trong “Bá Nha Cổ Cầm Đồ”, cũng có thể thấy bên cạnh Bá Nha có đặt một lư hương Bác Sơn, trong lư Bác Sơn đang đốt hương.
Cổ nhân thường đem việc đánh đàn và đốt hương kết hợp với nhau – “Thính cầm đồ” của Tống Huy Tông
Người xưa thường kết hợp việc đánh đàn với đốt hương lại với nhau, sỡ dĩ là không phải vì để tiếng đàn nghe êm tai mà chủ yếu để cho tâm trở nên thanh tĩnh. “Đánh đàn không phải tại êm tai, chủ tại thanh tâm” mà còn có mục đích dùng hương để điều hòa khí túc, khiến cho tâm trí trở nên bình hoà, yên tĩnh.
Đến thời Tống, phẩm hương dần phát triển phồn thịnh và người ta xem bốn việc như thưởng trà, cắm hoa, treo tranh và đốt hương là bốn việc tao nhã của văn nhân. Thời Đường, khi hòa thượng Giám Chân đến đất nước Nhật Bản, ông đã mang theo rất nhiều văn hóa trong đó có đốt hương. Sau khi văn hóa đốt hương được du nhập đến Nhật Bản, nó đã được phát triển thành hương đạo. Dần dần đốt hương dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân. Có lẽ do đời sống xã hội ngày càng phức tạp và áp lực nên con người mong muốn áp dụng những phương pháp trị liệu như thế này để tịnh tâm, thư giãn.
- Hương khê (Làm thơm phòng)
Hương khuê được hiểu nôm na là đốt hương trong phòng ngủ. Từ xa xưa, trong phòng các thiếu nữ đã có những bát hương được đốt lên để mang hương thơm cho phòng của họ. Vào thời Lý Thanh Chiêu, đã xuất hiện văn hóa hương khuê như thế này. Điều này thể hiện rõ trong tác phẩm “Túy Hoa Âm” khi người có viết: “Bạc vụ nồng vân sầu vĩnh trú, thoại não tiêu kim thú”, trong đó “kim thú” được dùng để chỉ một loại lư hương hình thú, câu thơ bao quát về một loại hương long não trong lư hình thú, tỏa ra khói bay lượn lờ xung quanh.
Đốt trầm hương thơm phòng
Hơn thế, trên mỗi chiếc giường của người xưa đều được che màn bốn phía, nên họ thường sẽ treo một ít túi thơm hay huân hương mà họ thích. Vì thế, khi ngủ họ cũng có thể cảm nhận được hương thơm từ các loại thảo mộc tỏa ra. Nếu như ngủ không ngon giấc, họ thường dùng một ít cỏ hương để xông quần áo, giúp ngủ ngon giấc hơn. Có thể thấy, người xưa rất ưa chuộng hương thơm và am hiểu chúng như một thứ không thể thiếu trong cuộc sống.
- Hương y (Làm thơm quần áo)
Ngoài việc dùng túi thơm trong những căn phòng ngủ, người xưa cũng thường đeo túi thơm bên mình như một cách giữ cho quần áo luôn thơm ngát. Đây là một trong những thói quen đã hình thành trước thời Tần. Trong “Lễ ký” có ghi chép rằng người thiếu nữ thường sẽ dậy sớm, chải đầu và rửa mặt thật sạch sẽ, sửa sang quần áo tươm tất, rồi mới buộc bên hông rất nhiều thứ quan trọng cần dùng, trong đó có túi thơm.
Phụ nữ xưa dùng túi thơm bên mình – bức họa “Nguyệt mạn thanh du đồ sách” của Trần Mai thời Thanh
Về sau, người trong tầng lớp thượng lưu cổ đại còn biết dùng hương để xông quần áo. Họ sẽ đem quần áo đặt lên một lồng xông phía dưới sẽ đốt hương để khí thơm thông hết vào quần áo, giúp mùi thơm lưu lại lâu và khó phai. Hơn thế, thời xưa mọi người thường lựa chọn bánh hương hoa mai như một thức quà lưu hương vô cùng tao nhã. Bánh hương hoa mai là một loại bánh dùng để đốt được tạo hình trong giống hoa mai, khi đốt lên sẽ tỏa ra hương mai thơm mát. Sau khi đốt xong, bát hương sẽ còn lưu lại tàn hương của một đóa hoa mai màu đỏ, nở rộ trong rất xinh xắn.
- Chữa bệnh
Trong quá trình khai quật lăng mộ Mã Vương Đôi thời Hán, người ta phát hiện có rất nhiều túi thơm, gối hoa thêu và lư hương. Bên trong mỗi món đồ đều chứa các loại thuốc có mùi hương như bội lan, mao hương. Điều này cho thấy vào thời Hán cách đây hơn 2000 năm trước, mọi người đã biết sử dụng phương pháp hương thơm như gối hương, lư hương,.. để tiêu trừ ô uế, làm sạch không khí, phòng chống bệnh tật,… Cho đến tận bây giờ, chúng ta vẫn thường dùng đến ngải cứu, bồ kết, đinh lăng,… lợi dùng khí thơm để khử trừ hàn khí trong cơ thể, giúp thân thể khỏe mạnh.
Vào thế kỷ 14, khi dịch bệnh diễn ra khắp nơi, người xưa đã dùng những cánh hoa và thảo mộc để rắc trên đường, khi ấy khắp nơi đều toàn treo những túi hương, hoa cỏ có hương thơm. Họ dùng phẩm hương như một cách để phòng ngừa vi khuẩn, tiêu diệt những loại virus gây bệnh và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm trong xã hội.
- Làm đẹp
Một phần không thể thiếu trong cuộc sống tao nhã của người xưa là thường dùng thực vật có hương thơm để tắm rửa. Họ thường dùng cây lan, xương bồ,.. khi tắm nhằm giúp làn da trở nên mịn màng, trắng nõn nà và lưu hương thơm cho da. Một số thực vật có hương thường được sử dụng như trầm hương, mật ong, xạ hương,.. dùng để dưỡng da giúp da trắng hồng, mềm mịn; Hà thủ ô, tạo giác,… dùng để gội đầu giúp tóc trở nên đen nhánh, bóng mượt.
Đây là toàn bộ liệu pháp hương thơm của người xưa được vận dụng trong cuộc sống cổ đại. Cho đến nay, liệu pháp hương thơm đã và đang được kế thừa và phát triển mạnh mẽ trong cuộc sống hiện đại. Chỉ cần dùng một chút tinh dầu, nến thơm hay xịt thơm phòng từ những dược liệu tự nhiên, chúng ta cũng có thể cải thiện rất nhiều trong các vấn đề sức khỏe, tinh thần, giúp thân thể và tâm trở nên an hòa hơn. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cuộc sống hương thơm của người xưa nhé.
hương thơm, liệu pháp tĩnh tâm dưỡng thần của người xưa, liệu pháp tĩnh tâm, liệu pháp dưỡng thần, liệu pháp hương thơm, cúng tế, tế tự, hương khuê, phẩm hương, thơm phòng, hương y, làm thơm quần áo, chữa trị bệnh, làm đẹp, thảo mộc, thực vật thân thảo, bát hương, bánh hương hoa mai, túi thơm phòng, xông hương quần áo, nature essential oil, tinh dầu