Mùa hè là mùa lý tưởng cho những chuyến du lịch xa. Đặc biệt là những chuyến đi đến những vùng biển xinh đẹp để nghỉ dưỡng. Ngoài việc chuẩn bị hành lý đầy đủ bạn cũng cần lưu ý một số trường hợp có thể khiến bạn mất vui. Dưới đây là 6 lưu ý khi đi du lịch biển mà Nature Essential Oil đã tổng hợp dành cho bạn.
Một số điều rủi ro có thể xảy ra khi du lịch biển mà bạn nên lưu ý
Muỗi, côn trùng đốt gây khó chịu
Mùa hè là mùa của những chuyến du lịch cũng là thời điểm tiết trời vào mùa mưa. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc sinh sôi và phát triển của muỗi và các loại côn trùng gây hại cho da. Sẽ thật sự phiền toái, khi bạn mong muốn được nghỉ dưỡng thật thoải mái nhưng lại gặp vấn đề bị côn trùng tấn công.
Những vết đốt trên da mang lại cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến bạn không thể tập trung vào các hoạt động vui chơi cùng gia đình. Đặc biệt, những vết đốt của côn trùng dễ làm cho trẻ nhỏ quấy khóc, khó đi vào giấc ngủ. Tuy không nguy hiểm nhưng bạn cũng cần biết cách xử lý để bảo vệ sức khỏe cho gia đình, trong đó có trẻ nhỏ.
Trong trường hợp này, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Sử dụng tinh dầu: Tinh dầu sẽ hỗ trợ cho gia đình bạn trong việc đuổi muỗi, côn trùng và giảm đau, giảm viêm hiệu quả cụ thể:
- Đuổi côn trùng: Bạn có thể sử dụng 5 – 12 giọt tinh dầu sả chanh, sả java. Hoạc một số loại như quế hay khuynh diệp,… kết hợp cùng máy xông. Nhằm khuếch tán hương thơm trong không gian nghỉ dưỡng hoặc những khu vực thường xuất hiện côn trùng gây hại.
>>> Tham khảo: [COMBO] Máy xông tinh dầu mini + 1 chai tinh dầu 5ml
Với trẻ em, sau khi tắm các mẹ nhỏ vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào trong nước ấm khoảng 38 độ C (3 giọt/ 100ml nước). Dùng nước này để lau cho bé sau khi tắm và trước khi ngủ. Cách làm trên vừa sẽ giúp bé ngừa muỗi đốt vừa giúp bé giữ ấm cơ thể và ngủ ngon hơn.
- Giảm sưng, ngứa ngáy: Trong trường hợp này, bạn hãy chuẩn bị cho gia đình mình một lọ tinh dầu oải hương hay khuynh diệp. Đây là những mùi hương có tác dụng hiệu quả trong việc giảm sưng do kiến, muỗi hay côn trùng đốt trên da. Sử dụng tinh dầu oải hương hay khuynh diệp sẽ làm dịu nhanh những vết đốt mang lại cảm giác dễ chịu, ngứa ngáy.
Bạn có thể thoa trực tiếp tinh dầu vào những vết côn trùng đốt. Khi tinh dầu ấm lên sẽ giúp da dễ chịu và giảm sưng đỏ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm giúp đuổi muỗi và làm dịu vết côn trùng cắn cho da trẻ và người lớn. Chẳng hạn như chai lăn dầu mù u oải hương, dầu đuổi muỗi,.. được bán tại Nature Essential Oil. Các sản phẩm này được chiết xuất từ những thành phần an toàn và có tác dụng vô cùng hiệu quả. Ngoài ra một số cách sau đây cũng có thể giúp trẻ đỡ ngứa ngáy:
- Kem đánh răng: Hầu hết trong các loại kem đánh răng đều chứa thành phần là tinh dầu bạc hà hay các hoạt chất mang lại cảm giác mát lạnh trên da. Đây là những thành phần có khả năng sát khuẩn tự nhiên trên da. Chính vì thế, bạn có thể xử lý nhanh bằng cách bôi kem đánh răng lên vết đốt để giúp giảm ngứa ngáy, sưng tấy.
- Đá lạnh: Với một cục đá lạnh, bạn có thể khiến các mạch máu teo lại và giúp phóng thích histamin tự nhiên của cơ thể. Bằng cách chà đá vào vết đốt sẽ giúp bạn giảm ngay cơn ngứa do côn trùng gây ra.
Mùi hôi, ẩm mốc trong không gian nghỉ dưỡng
Do một số nguyên nhân như phòng được đóng kín, đường nước bị rò rỉ hay các vật dụng ga giường cũ,… Có thể làm cho không khí bên trong phòng tích tụ mùi hôi, ẩm mốc khó chịu. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy không thoải mái trong chuyến đi du lịch.
Nhằm tránh điều không mong muốn như vậy, bạn có thể mang và sử dụng tinh dầu thiên nhiên để khử mùi hôi phòng. Đây là cách đơn giản nhất vừa giúp đánh bay mùi hôi khó chịu, vừa mang lại một không gian tràn đầy hương thơm. Mùi hương tinh dầu sẽ giúp tâm trí của bạn trở nên tươi tắn và thoải mái để tập trung cho chuyến nghỉ dưỡng.
Bạn nên chuẩn bị một lọ tinh đầu có chiết xuất 100% từ thiên nhiên có khả năng khử mùi tốt như tinh dầu chanh sả, quế, oải hương,… Và có thể dùng kết hợp với các dụng cụ khuếch tán tinh dầu như đèn đốt, máy xông tạo ẩm,…
Xem thêm về cách khử mùi hôi, ẩm mốc trong ngôi nhà tại đây
Cách thực hiện như sau:
- Dùng trực tiếp tinh dầu: Nhỏ tinh dầu trực tiếp vào trong miếng bông. Đặt ở những nơi có mùi hôi, ẩm mốc khó chịu hay những khu vực thường lui tới như phòng khách, phòng ngủ, nhà vệ sinh, tủ đồ,… để khử mùi cho không gian sống.
- Kết hợp tinh dầu với đèn đốt: Sau khi đổ khoảng ½ – ⅔ lượng nước vào trong đèn và đun nóng. Bạn nhỏ 3 – 5 giọt tinh dầu vào đĩa chứa nước và đặt cố định tại một số vị trí mong muốn. Mùi hương tinh dầu sẽ được khuếch tán rất đậm và lan tỏa khắp phòng giúp loại bỏ được mùi hôi.
- Kết hợp tinh dầu với máy xông: Tùy vào mục đích và sự tiện lợi, bạn có thể lựa chọn loại máy xông phù hợp mang theo du lịch. Cách sử dụng máy khá đơn giản, chỉ cần bạn cho nước và lượng tinh dầu thích hợp vào trong máy và ghim điện. Máy xông sẽ giúp bạn tạo ẩm và khuếch tán mùi hương tinh dầu trong không gian vừa khử mùi, vừa hạn chế được các mầm bệnh ẩm mốc trong không khí.
Làn da “cháy nắng”
Dưới nắng nóng cùng tia cực tím tăng cao sẽ là một nỗi lo ngại lớn đối với làn da khi du lịch biển. Đặc biệt là khó tránh khỏi việc da bị cháy nắng. Trong trường hợp này, Nature Essential Oil mách bạn dùng lô hội ( nha đam) để cứu nguy cho làm da bị cháy nắng.
Lô hội có tác dụng làm dịu, chữa lành vết thương, cấp ẩm tức thì và giảm tình trạng da đỏ, cháy nắng. Khi đi biển về, bạn nên dùng lô hội để thoa trực tiếp lên da hoặc để ngăn tủ đá mát rồi bôi lên cơ thể. Lưu ý là bạn nên rửa sạch phần mủ xanh của lô hội để tránh trường hợp gây ngứa cho da.
Hơn thế, để chữa cháy tuyệt đối cho da, bạn có thể sử dụng thêm dầu dừa. Tuy nhiên, bạn nên bôi dầu dừa sau khoảng 2 – 3 ngày khi da bớt đỏ, rát. Sử dụng dầu dừa như một loại kem dưỡng da sẽ giúp tình trạng da bớt khô, sạm và trở nên mịn màng.
Nước biển vào tai
Khi vui chơi tắm biển chắc hẳn ai trong chúng ta cũng thích nô đùa, nghịch nước và bơi lội dưới biển. Điều này sẽ không tránh khỏi trường hợp nước biển lọt vào tai gây khó chịu. Nếu gặp phải sự cố này, bạn hãy nhớ ngay mẹo sau để áp dụng nhé.
- Dùng khăn mềm: Bạn dùng khăn mềm lau khô phần bên ngoài tai, thấm bớt nước bên ngoài và không đưa khăn vào sâu trong tai. Nên thực hiện lau nhiều lần đến khi thấm hết nước.
- Kéo dái tai: Bạn nên nghiêng đầu sang bên tai bị nước lọt vào, rồi nhẹ nhàng kéo dái tai xuống. Bằng cách này, ống tai sẽ thẳng ra để nước dễ chảy ra ngoài.
- Nằm nghiêng hoặc nghiêng đầu: Nằm nghiêng về bên tai có nước bên trong vài phút để nước tự chảy ra. Và bạn có thể kê một chiếc khăn mềm dưới tay để lau khô nước chảy ra.
- Sử dụng nước ấm: Bạn thấm khăn vào trong nước ấm, rồi vắt khô. Sau đó, bạn nghiêng đầu lên khăn trong 3 -5 phút, để tai sát vào khăn. Khi đó, nhiệt độ ấm từ khăn sẽ giúp nước bên trong tai chảy ra ngoài.
- Thổi bóng cao su: Bạn có thể thổi một quả bóng cao su kết hợp bịt mũi lại. Với hành động này sẽ tạo áp lực vào phía bên trong tai, giúp nước dễ dàng đẩy ngược ra bên ngoài.
Đau đầu khi lặn biển
Việc khám phá thế giới dưới “lòng biển” là một hoạt động rất phổ biến và mang lại nhiều thú vị. Tuy nhiên, khi tham gia lặn biển có thể khiến bạn bị đau đầu do áp lực thay đổi khi lặn sâu xuống biển. Để tránh trường hợp này, bạn có thể tham khảo các mẹo hay giúp bạn hạn chế được rủi ro như sau:
- Nới lỏng mũ lặn: Khi đồ lặn quá chặt cũng sẽ khiến bạn gặp phải những cơn đau đầu khó chịu. Bạn nên kiểm tra và điều chỉnh mũ lặn phù hợp, tránh mũ quá siết có thể làm tăng nguy cơ gây đau đầu sau khi lặn biển.
- Thao tác trước khi lặn: Trước khi xuống nước, bạn hãy bịt mũi và ngậm chặt miệng khoảng 5 – 10 giây để tạo áp suất trong thời gian đầu. Và để làm quen với áp suất này, bạn nên lặp lại động tác khoảng 2 đến 3 lần để thích nghi với điều kiện khi tiến hành lặn biển. Sau mỗi lần thực hiện thao tác tập dược, bạn nên hít thở sâu nhé.
- Thở đều: CO2 tích tụ nhiều trong cơ thể cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu sau khi lặn. Mặc dù, có bình dưỡng khí nhưng đôi khi bạn quên mất việc phải hít thở sâu để nhận đủ lượng oxy cho cơ thể. Vì thế, bạn phải kết hợp hít, thở thật sâu để tránh tích tụ lượng CO2 nhiều.
- Uống nhiều nước: Mất nước cũng sẽ khiến bạn bị đau đầu. Đặc biệt dưới trời nắng nóng ngoài biển sẽ rất dễ làm cho lượng nước trong cơ thể bị bốc hơi. Bạn hãy trang bị cho mình những bình nước mang theo để bổ sung nước kịp thời cho cơ thể.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Những cơn đau đầu sẽ xuất hiện khi bạn lặn quá nhiều, quá lâu dưới nước. Bạn nên cân nhắc và lặn dưới tần suất, thời gian vừa phải và nên tìm các hoạt động vui chơi khác để giải trí. Đừng nên xem nhẹ các triệu chứng đau đầu sau khi lặn biển, vì đó có thể là dấu hiệu của chứng bệnh giảm áp.
Nếu cơ thể xuất hiện những tình trạng như buồn nôn, choáng váng, đau khớp,… bạn hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám.
Điện thoại bị ngấm nước
Để lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời trong chuyến du lịch, bạn không thể không mang theo bên mình chiếc điện thoại. Và để tránh được trường hợp không mong muốn khi điện thoại bị ngấm nước. Bạn nên chuẩn bị cho gia đình mình những chiếc túi zip, cùng những chiếc ống hút để hút không khí ra bên ngoài.
Với những thao tác đơn giản, bạn có thể bảo vệ chiếc điện thoại giúp tiết kiệm một số chi phí sửa chữa nếu chúng vô tình bị ngấm nước.
Qua chia sẻ về những lưu ý khi đi du lịch biển mong rằng bạn có thể ghi nhớ và nắm rõ các cách xử lý trong những trường hợp này. Hi vọng, những mẹo trên sẽ giúp bạn khắc phục nhanh được những sự cố vô tình xảy ra khi đi du lịch biển. Nature Essential Oil chúc bạn có được một chuyến nghỉ dưỡng thật lành mạnh và vui vẻ bên người thân, gia đình nhé.