1. TINH DẦU SẢ CHANH
Sả chanh thuộc chi Cymbopogon có chừng 120 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc các nước Châu Á và Châu Phi. Cây sả là loài cỏ sống lâu năm mọc thành bụi, rễ chùm ăn rộng cho nên kém chịu hạn và úng.
Sả chanh được trồng để làm gia vị và chưng cất tinh dầu sả chanh với tên thương phẩm là West Indian Lemongrass oil. Tại Việt Nam sả chanh được trồng ở nhiều nơi, trong đó có một số vùng nguyên liệu nổi tiếng : Hòa bình, Đắc lắc, Tiền Giang, Đồng Nai…
Tinh dầu sả chanh chủ yếu dùng để chiết xuất hợp chất citral là nguyên liệu để tổng hợp vitamin A, ngoài ra tinh dầu sả chanh còn dùng trong kỹ nghệ xà phòng, sản phẩm khử phòng và đuổi côn trùng cá nhân, nước hoa, chất thơm cho thực phẩm….
Các công dụng phổ biến của tinh dầu sả chanh : khử mùi, thư giãn, giảm căng thẳng, giải cảm, đuổi côn trùng, diệt khuẩn nên được ứng dụng nhiều trong công nghiệp chất tẩy rửa và chăm sóc nhà cửa.
2. TINH DẦU ĐẠI HỒI VÀ QUẾ
Đại hồi và Quế đều là cây thân gỗ được trồng phổ biến tại nhiều nơi vùng núi phía Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, miền trung có Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Tinh dầu hồi được cất từ quả hồi tươi. Quả hồi của Lạng Sơn được xếp loại 1 trên thị trường quốc tế. Tên gọi khác của tinh dầu hồi là Star Anis oil chứa chủ yếu thành phần trans anethol (85-90%). Tinh dầu Hồi Lạng sơn luôn đạt hàm lượng chất này trên 90%. hỗ trợ tiêu hóa, lợi sữa, giảm đau, giảm co thắt ruột…
Tinh dầu Quế tại Việt Nam có 2 loại một loại từ lá quế và một loại từ vỏ quế. Hàm lượng các chất trong tinh dầu lá quế và vỏ quế có sự khác biệt. Tinh dầu quế tên thương phẩm là Cassia oil có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng sự bài tiết, diệt khuẩn, kích thích hệ thống thần kinh và tuần hóa máu huyết.
3. TINH DẦU TRÀM GIÓ
Tràm gió là cây thân gỗ, võ màu trắng dễ bóc. Tràm được trồng nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam tràm được trồng ở trên cả nước nhưng tập trung nhất ở khu vực miền trung ( Huế) và các tỉnh phía Nam ( Long an, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang).
Tinh dầu tràm tên thương phẩm là Cajeput oil được dùng nhiều để kích thích đường hô hấp, chữa viêm nhiễm đường hô hấp, kháng khuẩn, nhanh lành vết thương,
4. TINH DẦU BẠC HÀ Á
Bạc hà loại phổ biến được trồng ở Việt Nam đó là bạc hà á có hàm lượng methol trên 90%. Bạc hà á dễ trồng ở nhiều vùng tại Việt Nam do phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng.
Tinh dầu bạc à á dùng chữa cảm nóng không ra mồ hôi, tiêu hóa kém, ngoài ra nó còn có tác dụng kháng khuẩn, khử mùi răng miệng và mùi cơ thể rất tốt. Bạc hà á có hàm lượng methol cao được ứng dụng nhiều để chưng cất tinh dầu, chiết xuất methol cho các nghành công nghiệp chăm sóc răng miệng, kỹ nghệ thực phẩm, nước hoa.
5. TINH DẦU MÀNG TANG
Màng tang là một dạng cây bụi thường xanh thuộc họ nguyệt quế. Lá và quả màng tang dùng để chiết tinh dầu, nhưng tinh dầu lá màng tang chất lượng thấp. Gỗ màng tang có thể làm đồ nội thất, mỹ nghệ. Một số bộ phận của cây được dùng làm thuốc.
Đặc biệt có giống Mang tang trồng tại Ba vì với hàm lượng Linalol( giống hoạt chất trong hoa oải hương) trên 90% rất có giá trị cao. Tinh dầu màng tang có tác dụng diệt khuẩn, an thần, điều hòa nhịp tim…
tinh dầu, tinh dầu thiên nhiên, tinh dầu thiên nhiên nguyên chất, tinh dầu nguyên chất, tinh dầu thư giãn, tinh dầu thơm phòng, tinh dầu xông phòng, tinh dầu khuếch tán, xông tinh dầu, khuếch tán tinh dầu, tinh dầu bạc hà, bạc hà, tinh dầu sả chanh, sả chanh, Nature Essential Oil, Tiệm Nature